25/1/10

Tình yêu không có tuổi!

Quả đúng là vậy. Sức mạnh của tình yêu khiến con người ta làm được tất cả. Nếu như đôi lứa xứng đôi yêu nhau thì không thành vấn đề để nói và bàn cãi nữa thì chuyện phi công và máy bay bà già trên thế giới không phải ít. Tuy nhiên, ở nước ta vấn đề này còn khá nhạy cảm, khi mà vợ của con trai lại nhiều tuổi hơn mẹ chồng tương lai. Chính vì vậy mối tình này đã gặp rất nhiều khó khăn.
Hôm nay trên báo Vietnamnet có đăng bài phóng sự Chuyện tình kỳ lạ nhất Việt Nam: Bà già 80 yêu chàng trai 36. Qua phóng sự này càng làm rõ hơn một điều là tình yêu không có tuổi.

Họ tên đầy đủ của anh là Giàng A Linh, chính xác 36 tuổi, còn người yêu, mối tình nồng cháy của anh là “em” Hạng Thị Sông, năm nay tròn 80 tuổi.

Những ngày lang thang ở thị trấn Sapa, trong cái lạnh 1-2 độ C, bên bếp than hồng nức mùi khoai nướng, tôi được nghe chị bán hàng kể về mối tình độc nhất vô nhị: Mối tình của chàng trai 36 tuổi với bà già 80.

Đôi uyên ương hạnh phúc bên nhau

Quả thực, khi nghe chị bán hàng kể chuyện này, tôi không thể tin được và nghĩ đó là một câu chuyện hài, người ta kể cho vui miệng. Hoặc cũng có thể đó là một câu chuyện thêu dệt, như hàng chục sự tích tình yêu khác ở xứ sở Mường Tiên, với mục đích hút khách du lịch.

Ấy vậy mà, một lần, vào ngôi chợ cũ kỹ trăm tuổi ở góc thị trấn, tôi tò mò thử hỏi những người bán hàng về mối tình đôi đũa lệch mà chị bán hàng đêm kể, không ngờ, mọi người đều quả quyết đúng là có mối tình đó.

Bà Giàng Thị Sử, chủ cửa hàng thổ cẩm ở chợ Sapa cười phớ lớ: “Đúng là có chuyện tình đó nhà báo à. Chuyện tình này vui lắm, hay lắm, khiến bọn già chúng ta xúc động là đằng khác”.

Bà Giàng Thị Sử: "Chuyện tình này khiến bọn già chúng ta phải xúc động"

Nói rồi, bà Giàng Thị Sử dẫn tôi đi một vòng quanh chợ Sapa để tìm đôi uyên ương. Theo bà Sử, đôi uyên ương này tay trong tay, như hình với bóng suốt ngày đêm, nên hễ tìm thấy một người, thể nào cũng tìm thấy người kia.

Tuy nhiên, đi hết vòng chợ mà chúng tôi không tìm thấy đôi uyên ương. Đang lúc dò hỏi, thì một người nói với bà Sử: “Không thấy bà Sông đâu cả, chỉ thấy thằng Linh đang uống rượu ở tầng dưới kia thôi”.

Người đàn ông có khuôn mặt khá khôi ngô, đang ngồi uống rượu một mình bên một cái phản bán thịt bỏ không. Trên bàn là một chai rượu đã cạn, bát và đĩa sạch nhẵn thức ăn.

Tôi hỏi: “Anh Giàng A Linh phải không? Có chuyện buồn hay sao mà ngồi uống rượu một mình thế?”. Anh chàng Linh cất lời: “Ta buồn quá, ngồi uống rượu thôi. Ta uống hết chai rồi mà không say được à. Ta muốn say quá mà không say được”.

"Cho ta 10 ngàn thì chụp ảnh thoải mái"

Tôi giơ máy ảnh ra chụp, anh chàng người Mông này lấy tay che mặt, bảo: “Cho ta 5 ngàn, thì ta cho chụp ảnh”. Tôi đưa cho Linh 5 ngàn. Tức thì, anh ta lại bảo: “5 ngàn chỉ chụp một cái thôi. Cho ta 10 ngàn thì chụp ảnh thoải mái”. Không ngờ, anh chàng này đã ngất ngư như thế mà vẫn biết đòi tiền công “làm mẫu”.

Kiếm được đủ tiền trả rượu và mồi nhậu, Linh liền dốc tuột lòng mình, dù cái giọng lơ lớ nửa Kinh, nửa Mông vẫn còn chưa chuẩn.

Linh kể, họ tên đầy đủ của anh là Giàng A Linh, chính xác 36 tuổi, còn người yêu, mối tình nồng cháy của anh là “em” Hạng Thị Sông, năm nay tròn 80 tuổi. Nhà Linh ở thôn Sử Pán, xã Hầu Thào, cách thị trấn Sapa nửa ngày đi bộ, còn nhà người yêu ở xã Sa Pả, mất một ngày cuốc bộ mới tới nơi.

Linh ngồi kể cho tôi nghe những đau khổ tan nát cõi lòng, do mối tình của mình bị mọi người ngăn cản. Còn tôi ngồi bấm ngón tay, thấy anh chàng này kém người yêu đến 44 tuổi, tức là “bạn gái” nhiều gấp hơn hai lần Linh. Mối tình “đôi đũa lệch ngược” này, tìm khắp thế giới chắc cũng khó có thể thấy được.

"Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm"

Theo lời Linh, hai người đã yêu nhau 6 năm nay và từ đó đến nay, mối tình của họ không ngớt sóng gió. Cả họ hàng, gia tộc nhà Linh phản đối, cả họ hàng, gia tộc, con cháu bà Sông cũng kiên quyết ngăn cản mối tình thác lũ này.

Linh bấm ngón tay và bảo, tổng số đã có 15 lần Linh đưa người tình về ra mắt họ hàng, nhưng lần nào bố mẹ, anh em Linh cũng chửi mắng Linh thậm tệ. Linh buồn rầu: “Ta không thể hiểu được những người trong gia đình ta. Ta yêu Sông là tình yêu trong sáng, yêu bằng cả trái tim, không vụ lợi gì. Chúng ta chẳng có lỗi gì cả, vậy sao cứ ngăn cản chúng ta, hả trời ơi!”. Hỏi trời, hỏi đất xong, Linh lại “cưa đôi” chén rượu với tôi.

Người mà Linh tức nhất là bố đẻ và các bác. Họ chửi rằng, Linh đã làm xấu mặt gia đình vì yêu một bà già. Người Linh giận thứ nhì là mẹ đẻ Linh. Mỗi khi Linh dẫn người yêu về, bà mẹ đẻ, ít hơn vợ Linh 10 tuổi lại nhảy lên như dẫm phải bỏng: “Mày đui mày mù gì đâu mà sao lại rước bà già về hả? Mày định rước nó về làm mẹ tao hả?”. Xỉ vả chán chê rồi bà đuổi hai người yêu nhau ra khỏi nhà, đóng sầm cửa lại.

Linh bảo, 15 lần đưa người tình về, thì 15 lần bị xỉ vả như thế, khiến Linh mất hết can đảm, chịu đựng. Sự chịu đựng, nhẫn nhục của con người chỉ có giới hạn. Bố mẹ, họ hàng mắng chửi Linh là chuyện bình thường, nhưng xúc phạm người yêu của Linh thì đúng là không thể chấp nhận được.

Mỗi lần bị gia đình “bạn trai” hắt hủi, bà Sông lại rất buồn. Bà khóc ròng. Từng ấy tuổi, nhưng mỗi khi khóc, nước mắt bà chan chứa, Linh thấm ướt mấy cái khăn liền.

Về phía gia đình bà Sông cũng phản đối quyết liệt không kém. Biết rằng, con cái, gia đình không chấp nhận chàng rể tý tuổi, bà Sông không thèm hỏi ý kiến nữa. Bà Sông đã ở tuổi bà, tuổi mẹ, có hỏi thì hỏi người bề trên, mà người bề trên thì chết hết rồi, nên bà tự quyết được. Ấy thế mà, thi thoảng đám con cháu lại kéo lên Sapa mắng bà sa sả, rồi tìm đủ cách đe dọa, cấm Linh không được yêu bà nữa. (Tiếp tục cập nhật)

P/S: Bài viết và ảnh được lấy từ Vietnamnet.vn

20/1/10

12 con giáp


Nghé
ạ...Nghé ơi
Nghé như ổi chín
Như mây chín chùm
Như chum đựng nước
Như lược chải đầu
Lông trơn như dầu
Chân trước chân sau
Đủng đa đủng đỉnh
Má đầy núng nính
Nghé đẹp

nghé yêu...


Ve vẻ vè ve
Cái vè nói ngược
...
Ta mang sợi chỉ lên rừng
Để trói Con hổ, hổ đờng quấy ta
Ta mang dây chão về nhà
Ta trói con kiến,
Kiến ra đường nào

...



Con mèo
mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột
đi đâu vắng nhà?
Chú chuột đi
chợ đường xa
Mua mắm mua muối,
giỗ cha chú mèo.




Xúc xắc xúc xẻ
Nhà nà còn đèn, còn lửa
Mở cửa cho chúng tôi vào
Bước lên giường cao
Thấy
con rồng ấp
Bước xuống giường thâp
Thấy con rồng chầu
Bước ra đằng sau
Thấy nhà ngói lợp...


Cụm nụm cùm nịu
Tay tí tay tiên
Đồng tiền chiếc đũa
Hột lúa ba bông
Ăn trộm ăn cắp trứng gà
Bù xa bù xít
Con rắn con rít
Thì ra là mày!




Chu tri rành rành
Cái đanh nổ lửa
Con ngựa đứt cương
ba vương tập đế
Cấp kế đi tìm
Ú tim... oà ập!


Dung giăng dung giẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đi tới cổng trời
Gặp cậu gặp mợ
Cho cháu về quê
Cho
đi học
Cho cóc ở nhà
cho gà xới bếp
Ngồi xệp xuống đây!



Tập tầm vông
Chị trồng cà
em trồng bí
Chị tuổi
em tuổi Thân
Chị tuổi Dần, em tuổi Mẹo
Chị kẹo kéo, em nấu đường...


Con gả con gà
Hắn đổ trên nhà
Bay ra đống rác
Cục ta cục tác
Con diều hung ác
Bay lượn trên đầu
Gà con ở đâu?
Về mau mẹ ủ
Mẹ con, đông đủ
Chẳng sợ
diều hâu!
...




Ve vẻ vè ve
Cái vè nói ngược...
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
...



Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn
mua hàh cho tôi
Con chó
khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ
mua tôi đồng riềng.



Ve vẻ vè ve
Cái vè nói ngược...
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào
đuổi bắt cá rô
Thóc giống
cắn
chuột trong bồ
Một trăm lá mạ
đổ vồ con trâu
...

Tết rồi à!

Những ngày này miền Bắc đang chịu những đợt rét cắt da cắt thịt của mùa đông, miền Nam đang được tận hưởng những cơn mưa dầm trái mùa do đợt áp thấp nhiệt đới mang tới.
Phải chăng cái lạnh của miền Bắc và cơn mưa của miền Nam dường như làm con người ta hối hả hơn. Hay là do một lý do khác và cũng có thể tết đã đến rất gần nên mọi người sẽ tất bật hơn, lo toan nhiều hơn và sắm sửa chuẩn bị nhiều hơn để mong muốn đưa đến cho gia đình mình một cái tết đầy đủ sung túc và hạnh phúc.
Một cái tết đã đến rất gần rồi, chỉ còn độ 20 ngày nữa thôi là không khí tết sẽ tràn ngập trên những con đường ngõ phố và trong những căn nhà. Khi viết entry này bỗng dưng bao cảm xúc đã đưa tôi trở về với ký ức ngày bé.
Nhớ cái khói của nồi luộc bánh chưng, khói của bếp lửa, khói của nồi nước luộc bánh quyện lẫn với nhau tạo ra một mùi
rất tết. Hầu như năm nào cũng vậy, việc gói bánh chưng trong nhà tôi được uỷ quyền cho ông nội gói tất, nguyên liệu do bà đi mua về khi còn nhỏ thường được bà đưa đi chợ cùng, chợ tết đông và vui lắm bao nhiêu là mặt hàng từ trên rừng đến dưới biển cái gì cũng có và còn mới lạ. Con nít ai cũng thích đi chợ tết là vì thế. Bà mua bao nhiêu là gạo nếp, thịt hành đỗ xanh nữa, bà bảo bà mua những thứ ấy về là để cho ông gói bánh chưng đấy. Vườn nhà bà rộng nên trông được lá dong vì thế không năm nào nhà bà phải mua lá về gói bánh cả.
Là con nít nên rất háo hức được xem ông gói bánh chưng, hết chạy ra xem ông ngâm nếp lại chạy vào xem bà nấu đỗ, cắt thịt làm nhân, xem chú lau lá cứ thế cứ chạy ra chạy vào chốc chốc là ra đường chơi với mấy đứa trẻ trong xóm.
Với ông nội việc gói bánh chưng thật là đơn giản, bởi đây là công việc quen thuộc của ông mỗi dịp tết về. Chúng tôi ngồi quanh quần bên ông, xem ông tỉ mỉ đặt lá, đổ gạo, đỗ và thịt để gói bánh và rồi một chiếc bánh vuông vức xanh mướt đã được ông làm ra,cứ thế một, hai, ba, bốn .... chiếc bánh được ông làm ra. Chiếc nào cũng đều và vuông như nhau mặc dù ông gói bánh không cần dùng khuôn. Năm nào cũng vậy, sau khi gói gần xong ông lại gói cho mỗi đứa chúng tôi một chiếc bánh chưng con ông bảo đấy là bánh "ít". Nó thật là xinh xắn và trông rất đáng yêu. Không có năm nào là ông quên gói bánh ít cho chúng tôi, kể cả bây giờ chúng tôi đã lớn, chúng tôi vẫn được ăn bánh ít hằng năm.
Việc gói bánh đã xong, chúng tôi nhanh nhảu sắp xếp từng chiếc bánh chưng vào trong 2 cái nồi rất to ( Tôi ngồi vào còn vừa mà...) và không quên những chiếc bánh ít của chúng tôi để lên trên cùng. Sau đó là sẽ trông bánh cùng ông trong khoảng 10 đến 12 tiếng. Trông bánh cùng ông không thể tránh được việc gật gù bên nồi bánh. Đến khi thức giấc tỉnh dậy thấy bánh đã vớt ra ngoài rồi.
Tết thời thơ nhỏ của anh em chúng tôi là vậy đấy, cái tết thật đơn giản chỉ là lon ton đi chợ cùng bà, xem ông gói bánh và gật gù bên bếp lửa luộc bánh để rồi sáng mai được lấy cái bánh ít của mình mà ông gói cho. Tất cả chỉ có vậy, nhưng mỗi năm tết đến những ký ức đó lại hiện về trong tôi, lại bừng tỉnh trong tôi và cho tôi trở về với tuổi thơ dù chỉ là trong phút chốc. Sau đó lại vụt bay để lại tôi với hiện tại.

13/1/10

Bông hồng thuỷ tinh


Bông hồng thuỷ tinh -
Tối nay trên con đường vắng lặng, lời bài hát cứ như thấm vào trong đầu... Tình yêu vốn mong manh... như bông hồng thuỷ tinh. Chỉ cần cầm mạnh quá hay bàn tay lỏng lẻo quá cũng có thể khiến bông hồng ấy tan vỡ... Cảm ơn một bài hát hay, mang lại nhiều xúc cảm đến xao lòng.
Xin như cơn mơ cho bông hoa mãi mãi trong tim ta...

Bông hồng thuỷ tinh -
Sáng tác: Trần Lập
Nếu những đắm say vội vã
Ta đã trao nhau để rồi lãng quên
Nhưng năm tháng trôi
Để lòng mang bao vết thương khắc sâu

Vì ta đã trót yêu

Tình yêu xưa như vết cứa xót xa

Tim anh âm thầm đau đớn

Bụi mờ quá khứ đã giăng che mờ trên cây đàn đã nín câm

Và tình yêu đó xin gọi tên “Bông hồng thủy tinh”

Để sỏi đá quen bước chân anh từng đêm trên phố khuya

Xin như cơn mơ cho bông hoa sẽ mãi mãi trong tim ta

Xin cho đôi tay nâng niu chớ vô tình có đánh rơi

Vì tình yêu kia mong manh như thủy tinh

Anh không muốn trong đời thiếu em, thiếu em

Để thời gian ta chia xa không phai nhòa

Để ngày mai ta sẽ mãi mãi không quên

Xin em hãy giữ kỷ niệm “Bông hồng thủy tinh”


*
* *
Nếu những đắm say tìm đến

Khi thời gian chưa xoá mờ vết thương

Dù cho năm tháng qua

Cuộc tình chia cách xa đôi nơi

Ngày xưa ta đã yêu

Dù thời gian cho ai sẽ lãng quên

Ai âm thầm tiếc nuối

Dù bụi mờ quá khứ đã giăng che mờ trên cây đàn đã nín câm

Tình yêu đó vẫn gọi tên “Bông hồng thủy tinh”

Để cho mãi mãi vẫn ghi trong lòng ta năm tháng qua

Xin như cơn mơ cho bông hoa sẽ mãi mãi trong tim ta

Xin cho đôi tay nâng niu chớ vô tình có đánh rơi

Vì tình yêu kia mong manh như thủy tinh

Anh không muốn trong đời thiếu em, thiếu em

Để thời gian ta chia xa không phai nhòa

Để ngày mai ta sẽ mãi mãi không quên

Xin em hãy giữ kỷ niệm “Bông hồng thủy tinh”

Tình yêunhư một bông hồng bằng thuỷ tinh,nó đẹp lắm nhưng cũng dễ rạn nứt và vỡ tan lắm! Đôi khi thà để nó bám bụi chứ không nên lau chùi, ... Thà để vậy

11/1/10

Biển!

Biển buổi sớm thì ồn ào, sôi động quá đỗi
Biển chiều đẹp song sóng chẳng bình yên
Chỉ có biển đêm là bình lặng thực sự
Trong lòng biển và cả trong lòng người.
Khi đứng trước biển một mình, trong lòng mỗi chúng ta lại có một cảm giác trống vắng lẻ loi. Một cảm giác trống vắng đến tê tái lòng. Tình yêu cũng vậy, cũng như biển lớn vậy. Khi mất đi tình yêu thì đó sẽ là nỗi đau, nỗi đau không gì bù đắp nổi.
Đã yêu - Đã được yêu và cũng đã đánh mất tình yêu. Nên phải chăng ta thấy hạnh phúc khi được yêu, một niềm hạnh phúc đến vô bờ.
Tình yêu giống như biển vậy, có lúc làm cho ta cảm thấy cô đơn trống trải nhưng có lúc lại làm cho ta cảm thấy ấm áp, dạt dào tình cảm, dạt dào như sóng vỗ xô bờ.
Anh thích biển, thích ngắm biển và muốn được đắm chìm trong biển. Và mỗi lần bên em cái cảm giác bình yên, hạnh phúc dạt dào như tiếng sóng lại đến bên anh. Như thể chính em là biển vậy, vừa dịu êm, mát mẻ nhưng cũng không kém phần dữ dội.
Nếu như một ngày thiếu vắng em anh chông chênh cảm giác cô đơn, anh hụt hẫng giữa mênh mông biển trời.
Anh cô đơn ngàn lần trước biển khi vắng em, thiếu em
Anh mong em giờ có em ở bên
Để nghe sức sống trong nước biển,
Để nghe ánh trăng gọi biển,
Và từng con sóng đêm lạnh thiêu đốt trái tim anh...

6/1/10

Phận hát rong

Với một chiếc loa thùng nho nhỏ, một chiếc mic và cái đầu đĩa kèm theo đó là giọng hát cũng tạm được thế là những thanh niên trai tráng tuổi mười tám đôi mươi , hay những ông già mắt mờ tai chậm có thể hành nghề hát rong xin tiền cùng với một người cộng sự.
Cũng phải công nhận rằng những người hát rong hát cũng không đến nỗi nào, cũng làm cảm động được các bà các chí thậm chí là các anh các bác trong mọi lúc mọi nơi.
Chiều tối nay, tôi có dịp được chứng kiến từ đầu đến cuối một bài hát được phát ra từ những giọng ca nghiệp dư như vậy. Nếu như mà lấy chuẩn để chấm cho những giọng hát này thì họ chỉ được khoảng 3 đến 4 điểm thôi. Nhưng nếu xét về tính cộng đồng thì giọng hát này được khá nhiều người chấp nhận vì nó không quá chuyên nghiệp. Nghề hát rong xin tiền cũng được xem là một nghề, một nghề chân chính. Tuy nhiên nhiều người không hiểu lại cho đó là cái cớ để xin tiền. Cũng đúng thôi. Mục đích chính của việc hát rong là vì Tiền chứ không phải là vì nghệ thuật như các ca sỹ nên việc họ có một người hát một người ngã mũ xin tìên là điều bình thường.
Chứng kiến một ông khách bắt bẻ đứa bé xin tìên, ông cho nhưng vờn đồng tiền đó với đứa bé tôi cảm thấy thật tội nghiệp. Nếu như tôi là đứa bé đó thì đồng tiền đó tôi sẽ không có lấy. Việc hát cũng là đã bỏ công sức lao động của mình nên việc xin tiền là điều đương nhiên. Thê mà, công việc của họ lại còn bị khinh rẻ, thậm chí còn coi thường bởi những ánh mắt cay độc của những vị khách thiếu tôn trọng họ. Việc họ hát và xin tiền hoàn toàn là tự nguyện, họ hát việc họ, còn cho hay không là phụ thuộc vào chính mình hay nói cách khác là những người nghe. Không cho cũng chả ai trách. Vì vậy nghĩ lại cuộc sống hát rong của những cô cậu tuổi đời còn rất trẻ sau này sẽ đi về đâu? Cuộc sống sau này sẽ như thế nào.
Không có nghề gì là xấu xa, nếu chúng ta biết sử dụng chúng một cách chính đáng. Nghề gì cũng là nghề. Miễn là không vi phạm pháp luật.

Xin làm người hát rong




Cũng đành xin làm người hát rong
Chỉ mong đời không chê trách
Chỉ mong chuyến xe muộn màng
Không dừng sớm khi đang rong chơi.

Cũng đành xin làm người đến sau
Để nghe niềm đau phía trước
Tình như chiếc môi dịu ngọt
Treo hờ hững trên cây hoang đường.

Thôi đành đi về lại quê xưa
Thôi đành đi về dòng sông đó
Từ bao năm chân phiêu lãng quên quay về
Từ bao năm em như mãi ngủ mê
Như mây chiều như mây chiều để cơn gió đưa

Dù trăm năm ai quên lũy tre làng
Dù ngàn năm ai quên tiếng mẹ ru
Ơ ơ ơ ơ ơ tiếng ru hời ngày xưa.

Kiếp này xin làm người hát rong
Để cho tình yêu lên tiếng
Để cho trái tim bội bạc
Không còn đến trong đêm hoa đăng
Sẽ còn câu chuyện người hát rong
Còn nghe ngày sau kể tiếp
Tặng riêng những ai thật lòng
Đang còn hát yêu thương con người.

4/1/10

Điểm !

Những ngày đợi chờ, mong ngóng điểm thi cũng đã hết. Chiều nay nhận được tin nhắn của cô bạn thân bảo là đã có điểm thi rồi đấy, vào trang của học viện mà xem.
Thế rồi một cảm giác vừa hồi hộp vừa lo lắng, vừa vui, vừa mừng và một suy nghĩ trái chiều là mình sẽ trượt vở chuối thì sao nhỉ? Tất cả tạo cho mình một áp lực thật lớn.
Mở được máy, tìm được link để download bảng điểm về máy. Chương trình chắc do quá nhiều người xem và load nên chạy hơi chậm nên làm cho cái cảm giác hồi hộp lo lắng lại tăng thêm. Tải được về máy thì máy lại không có phần mềm đọc được File này nên phải tìm phần mềm để cài cho máy. Mãi sau 15phút mới xong.
Kết quả đã lấy lại cho mình cảm giác vui sướng đến tột độ khi biết điểm. Một số điểm không phải tồi nhưng cũng không quá cao. Nói chung là mình đã đỗ.
Thi xong đã thấy thoải mái, thấy nhẹ nhõm, để rồi những ngày sau chờ kết quả mới là áp lực lớn hết sức nặng nề và lo lắng. Nhưng giờ mọi chuyện đã xong, đã biết điểm và đã được như mình mong muốn.
Tuy biết đây mới chỉ là bắt đầu của những khó khăn sau này nhưng mình vẫn cứ phải vui, vẫn phải cố gắng rất nhiều mới được.

3/1/10

Con đường âm nhạc

Sau 2 năm gián đoạn chương trình " Con đường âm nhạc " đã được tái sinh bằng đêm nhạc đầu tiên về nhạc sỹ Hoàng Vân vào tối nay 3/1/2010
So với phiên bản chính của " Con đường âm nhạc ", ở lần trở lại này chương trình vẫn giữ được những nét chính của chương trình thuở ban đầu. Không ồn ào phô trương nhưng sang trọng và sâu lắng. Đặc biệt năm nay sân khấu chính của chương trình được mở rộng và thiết kế hoành tráng.
Con đường âm nhạc số đầu tiên năm 2010 và cũng là số đầu tiên sau 2 năm trở lại được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô - Hà Nội. Tại đây, với những câu chuyện về nhạc sỹ Hoàng Vân và chủ đề "Mây vàng đất Việt"
Những ca khúc làm nên tên tuổi của nhạc sỹ Hoàng Vân như Hò kéo pháo, Quảng Bình quê ta ơi, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Bài ca người giáo viên nhân dân, Bài ca xây dựng... đã được các nghệ sỹ lần lượt thể hiện.
Sự trở lại của con đường âm nhạc sau một thời gian xa vắng đã giúp mọi người tôn vinh được những nhạc sỹ có tên tuổi, đóng góp cho sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam.
Chương trình con đường âm nhạc tối 3/1/2010 đã thay cho những người thực hiện chương trình gửi lời chúc sức khỏe của vợ chồng nhạc sỹ Hoàng Vân cùng như người con dân đất Việt và chào đón năm mới 2010