31/7/09

Tạm biệt tháng 7. 09


Thế là hôm nay đã là ngày 31/7/09 rồi. Cái gì đến rồi cũng phải ra đi tháng bảy cũng vậy, tháng 7 tới mang đến cho chúng ta những cảm xúc lạ những sự kiện nổi bật , tháng 7 đi để lại bao nhớ nhung về nó. Nhưng đó là quy luật mà. Phải chấp nhận thôi. Tạm biệt tháng 7 với những cái nắng gay gắt và những cơn mưa ngâu bất chợt, chúng ta lại đón tháng 8 mùa thu, tháng của những điều thú vị và mới mẻ đang chờ chúng ta khám phá. Xin chào tháng bảy và hẹn gặp lại vào năm 2010.
Good bye see you again! Tháng bảy tháng của bao hoài niệm

Cũng là tháng của những cơn mưa...!

Và tháng của muôn sắc hoa.
Nhưng đành phải nói...


Good bye July 2009

Wellcome to August 2009

30/7/09

Mưu sinh

Mỗi người có một cách mưu sinh khác nhau và em bé này cũng vậy. Dưới đây là cách mưu sinh của em bé mà tôi có dịp chụp được trên đừờng Giải Phóng vào mấy hôm trước, trong lúc chờ đèn đỏ. Lúc chụp là 4h35' chiều. Các bạn xem và cho biết cảm nhận của mình nhé!





27/7/09

27 - 7 Nhớ người con gái Đất Đỏ


Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tháng 7 trên khắp mọi miền đất nước nhỏ bé hình chữ S này những người con dân đất Việt đang sống trong thời buổi hoà bình ngày hôm nay luôn hướng về ngày Thương binh liệt
sỹ 27/7 trong sự tưởng nhớ thiêng liêng và thành kính.
Và trong nỗi niềm tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt
sỹ, trong tôi lại hiện ra hình ảnh một người con gái miền đất đỏ đã chết cho mùa hoa Lêkima nở. Chị là Võ Thị Sáu, người con gái đất đỏ anh hùng trong tim luôn mang theo hình của nước.
Tôi còn nhớ một bài thơ trong chương trình tiểu học đã viết về chị như sau và hầu như những đứa trẻ cùng độ tuổi tôi hồi ấy chẳng ai là không thuộc mấy câu thơ ấy. Câu thơ nói lên sự sự dũng cảm, bình thản, yêu đời, yêu cuộc sống của người con gái miền đất đỏ trước lúc ra trường bắn.
... Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra trường bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm
cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc...
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, trong một gia đình nghèo ở quận Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa. 14 tuổi chị được kết nạp vào Đội công an xung phong quận Đất Đỏ.Tuy tuổi còn nhỏ nhưng chị đã lập được nhiều chiến công lớn: Phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp ngày 14/7/1948 tại quận Đất Đỏ; diệt tên việt gian khét tiếng ác ôn và chống phá cách mạng Cai tổng Tòng...
Trong một lần hoạt động cách mạng không may chị bị bắt. Địch bắt giam và dùng mọi cực
hình tra tấn khiến chị nhiều lần chết đi sống lại nhưng không khai thác được gì từ chị. Không khuất phục được chị bọn thực dân Pháp đã đưa người con gái Đất Đỏ đó ra xét xử và kết án tử hình khi chị còn chưa đủ tuổi vị thành niên. Bọn chúng đã đày chị ra Côn Đảo để chờ ngày thi hành án nhằm che giấu tội ác.
Tại Côn Đảo chị được chi bộ Đảng của nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng vào năm 16 tuổi. Ngày 23/1/1952 (Sau 3 ngày chị được kết nạp) Bọn thực dân Pháp đưa chị ra pháp trường xử bắn. Trước lúc xử bắn chị yêu cầu không bịt mắt mà vẫn ung dung đón nhận bản án do thực dân Pháp dành cho mình.
Ngày nay, tại nghĩa trang Hàng Dương, dưới tán lá của cây
Lêkima được đưa từ quê hương Đất Đỏ đưa đến trồng là mộ của người con gái Đất Đỏ. Chị Võ Thị Sáu
Và loài hoa
Lêkima đã trở thành một biểu tượng nên thơ, hết sức đẹp mà cũng anh hùng về người con gái gắn liền với tên một loài hoa giản dị, loài hoa sinh thời mà chị yêu thích nay đã được đi vào thơ ca.
Và trong tiềm thức của mỗi con dân đất Việt thì chị Sáu đã trở thành mùa xuân bất tử.

22/7/09

Nhật thực

Do các đài báo đưa tin liên tục về hiện tượng nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ nên tôi cũng như bao người rất háo hức để xem hiện tượng thiên nhiên kì thú này vào ngày hôm nay. Sáng hôm nay cũng như bao buổi sáng khác thôi. Tôi vẫn đi thực tập, trên đường đi tôi mới sực nhớ là từ 6h30 đến hơn 9h thì sẽ có nhật thực. Cho nên tôi phóng xe nhanh đến cơ quan và lấy tấm phim chụp X-quang mà bác đưa cho để xem cho dễ và để không bị đau mắt.
Thật là kỳ diệu tôi đã thấy mặt trăng dần dần nuốt mặt trời, bầu trời Hà Nội một lúc một tối đi từ lúc 7h30 đến hơn 8h. Một cảm giác rất đặc biệt không tả được thành lời tại vì đây là lần đầu tôi được nhìn thấy nhật thực. Vào lúc 8h11phút thì Hà Nội xem được nhât thực là lớn nhất 67,5%.
Rất tiếc do điều kiện còn khó khăn nên tôi chưa có máy ảnh, vì vậy tôi không chụp được bức ảnh về nhật thực nào cả. Thôi đành mượn tạm mấy tấm ảnh mà các bạn khác đã chụp được về nhật thực để làm tư liệu vậy.

21/7/09

Người hạnh phúc

Happy person is the one, who has: ( Người hạnh phúc là người có:)
Some one to love (Một ai đó để yêu thương )

Some think to do ( Một việc gì đó để làm)
Some hopes ( Một vài niềm hi vọng)

Thông điệp từ một cuốn hồi ký

Nguyên ơi! đó là tựa đề quyển sách mà tối qua tôi đã đọc, một quyển sách mà theo tác giả cho biết nó được viết ra không phải vì tất cả mọi người nhưng bất kỳ ai cũng có thể đọc nó.
Cuốn sách này là hồi ức của người cha - đại tá Lê Hải Triều - viết về những giây phút cuối cùng mà anh và gia đình cố gắng chống chọi với số mệnh để giành lại đứa con trai thân yêu với thần chết.
Nội dung cuốn sách là cuộc đấu tranh âm thầm mà cam go giữa sự sống và cái chết của cậu bé Lê Viên Hải Nguyên. Nguyên bị ung thư máu, căn bệnh cho tới bây giờ thế giới vẫn bó tay. Từ khi phát hiện bệnh cho tới lúc ra đi, chỉ vỏn vẹn có hơn 1 tháng . Trong hơn một tháng ấy thời gian bị chia nhỏ tới từng phút từng giây với nỗ lực không mệt mỏi của chính cậu và những người thân trong gia đình để giành lấy sự sống cho cậu. Dẫu biết rằng số mệnh là không thể thay đổi, đành rằng ai cũng có một ngày phải ra đi mãi mãi nhưng mà vẫn có một cái gì đấy chua xót , đắng cay trong trường hợp thế này. Nguyên mới 16 tuổi, cái tuổi ấp ủ bao ước mơ, hoài bão tốt đẹp cho tương lai của mình và ai cũng có quyền thực hiện những điều tốt đẹp đó. Nhưng đối với cậu, cậu đã không được thực hiện những quyền tốt đẹp đó, cậu ấy đã ra đi một cách vội vàng, để lại bao thương đau cho người thân và gia gia đình. Đối với Nguyên câu ấy đã có một nghị lực phi thường để bình thản đối diện trước cái chết.
Dưới đây tôi xin trích cuộc trò chuyện ngắn ngủi vào những giây phút cuối cùng trên cõi đời của Nguyên với Hương người chị gái thân yêu của mình.
".. - Tối hôm qua em cố đợi Hương, không thì em đã đi rồi!

- Sống mới khó, chết thì khó gì?

- Hương tưởng chết mà dễ à? Đợi mãi mới được một cơ hội. Tối qua mấy lần em thiếp đi rồi, tự nhiên em tỉnh lại, em lại cố thở để gặp Hương đấy... Hương nói với bố mẹ, khi em đi đừng có đau buồn, đừng khóc nhé!

- Chị sẽ nói với bố mẹ. Mày sang bên ấy có cả chú Cào, cả em Phong nữa.

- Em cũng muốn xem mặt chú Cào thế nào! Từ nay có hai người phù hộ cho Hương là chú Cào và cả em nữa.

- Chị hứa với mày là khi kiếm được tiền sẽ mua cho mày một cái quần bò. Nay đã có tiền mà chưa mua được. Chị sẽ gửi sau vậy. Có nhắn gì với các bạn không?...

- Hương nói với bố mẹ đừng đưa em lên chùa. Ở chùa buồn lắm! Cho em ở nhà với bố mẹ với Hương!

- Chị sẽ nói lại với bố mẹ.

- Hương bảo bố đừng quá đau buồn. Bố mà đổ là cả nhà mình sụp đấy.

- Chị mà thay mày được thì chị sẵn sàng.

- Sức như Hương chịu được mấy cơn sốt của em... Hương nhớ thỉnh thoảng viết thư cho em nhé. Cứ để lên bàn thờ thắp hương là em nhận được...".

Những lời tâm sự ấy được nói trước lúc Nguyên ra đi một ngày ngày 7/6/2005.
Các bạn biết không có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là tôi đã đọc được cuốn sách này vào đúng ngày sinh nhật của cậu ấy ngày 21/7/2009. Đấy cũng chính là một lý do để tôi có một ấn tượng sâu sắc về cuốn sách này. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là lý do chính, mà lý do chính là tôi đã bị cảm động trước cuộc tâm sự đầy nước mắt lẫn thương đau giữa Nguyên và bố mẹ cậu ấy trước lúc gần đi về cõi vĩnh hằng.

"... Bố thương con lắm Nguyên ơi! Giá như bố thay được con thì bố làm ngay.

- Bố ơi! Số con nó thế. Bố thay con thì con sống làm sao? Lấy gì mà ăn?

- Nguyên ơi! Bố sắp tuột mất con rồi.

- Bố! Đừng quá đau buồn nữa. Số con nó thế bố ạ! Khi con đi bố không được khóc. Bố hứa với con đi.
- Bố hứa! Bố hứa!

- Mẹ Nhân nói với Nguyên:

- Con ở với bố mẹ được mười sáu năm nhưng bố mẹ rất tự hào về con. Một đứa con ngoan, học giỏi, hiếu thảo, chưa bao giờ làm bố mẹ phật lòng. Những ngày qua, bố mẹ biết con đã nén chịu đau đớn để bố mẹ không buồn. Ai cũng khen con có nghị lực, con chẳng làm phiền lòng ai.

... Uống nước đi con! Để con đi không phải khát. Ngày sinh nhật hàng năm bố mẹ vẫn tổ chức cho con. Con hãy về nhà mình nhé, nhà mở cửa có đèn thì con cứ vào. Hàng năm, nghỉ mát, đi tham quan, bố mẹ thắp hương mời con về cùng đi nhé. Nhớ không con?


-
Nguyên gật đầu...

Bố Triều, mẹ Nhân, chị Hương.... lòng dạ nát ta
n.
...Nguyên ơi! Con đừng đi. Trước kia bố mong con sống được hàng năm. Bây giờ bố mong con sống được một ngày mà khó quá con ơi! Ðừng bỏ bố mẹ mà đi, con đi thì yên phận con, nhưng còn để lại sự trống vắng cho cả gia đình, không gì bù đắp được. Bố mẹ, chị Hương mãi mãi không quên được con đâu, con ơi! Sao ông trời bất công thế, lại cướp con tôi đi. Con tôi có tội gì đâu, hiền lành, ngoan ngoãn, hiếu thảo, quan tâm đến mọi người, không làm điều gì phật lòng người khác. Thế mà...."

Đó là những lời trò chuyện và tâm sự cuối cùng của Nguyên và bố mẹ của cậu ấy. Cậu ấy đã ra đi lúc 19h02 phút ngày 8/6/2005, tức ngày 2/5 năm Ất Dậu.
Các bạn thân mến! Chúng ta đã may mắn hơn Nguyên khi được đi tiếp những chặng đường còn lại của cuộc đời. Chính vì thế chúng ta cần phải biết tôn trọng và yêu quý những gì chúng ta đang có và phải sống sao cho có ích, đừng để lãng phí một phút giây nào. Đó chính là thông điệp mà cuốn sách Nguyên ơi muốn gửi đến cho tất cả chúng ta.

" Hãy đừng để cho một phút nào của tuổi trẻ trôi đi hoài phí "

(Nguyễn Ngọc Ký)



20/7/09

Thương lắm Hà Nội ơi !

Sau trận lụt lịch sử tháng 11/2008 thì Hà Nội của chúng ta lại lo lắng trước những cơn mưa. Và điều lo lắng này đã trở thành hiện thực khi cơn mưa từ đêm 19 rạng sáng 20/7/2009 khiến nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập chìm trong biển nước.
Dưới đây là một số hình ảnh Hà Nội của chúng ta trong ngày đầu tuần do các phóng viên của báo Viêtnamnet và Dântrí ghi lại được.


Đường hay là sông vậy !

Lại trễ giờ làm nữa rồi. Tháng này trễ mất 5 buổi rồi đấy ! Hic ... Hic


Thôi đường đông wá. Ngồi ngắm đường cái đã. Mấy khi có dịp như vầy.

Cẩn thận ! Kẻo hoa cưới hỏng mất. Chú ý hố ga đấy. Coi chừng tèo cả nút!


Thôi muộn giờ làm đành phải " Phóng " thôi vậy


Kết: Không biết bao giờ Hà Nội của chúng ta hết cảnh như trên. Thật kinh khủng!

17/7/09

Nhớ con sông quê hương

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống dòng sông ấm áp

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.


Sông của quê hương, sông cuả tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

Khi bờ tre rúi rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi túm năm tụm bảy

Bầy chim non bay lượn trên sông

Tôi dang tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ.


Chúng tôi lớn lên mỗi nggười một ngả

Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến.

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển

Vẫn trở về lưu luyến bên sông...

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.

Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam

Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng

Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những người không quen biếc

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy

Hình ảnh con sông quê mát rượi

Lai láng chảy vào lòng tôi như suối tưới.


Quê hương ơi, lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không ghềnh thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ đến nơi tôi hằng mong ước

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương.


Nghiêng

Nhà thơ Tế Hanh tác giả của bài thơ trên đã qua đời lúc 12h trưa ngày 16/7/2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.Ông tên thật là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, quê làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh quảng Ngãi. Ông đã có câu thơ diễn tả hết "lý lịch" của làng Đông Yên quê mình.

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nứơc bao vây cách biển nửa ngày sông"

Mỗi khi nhắc đến ông là người ta lại nhớ đến những bài thơ tinh tế và giàu cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt là bài thơ Nhớ con sông quê hương, bài thơ đã được đưa vào chương trình học phổ thông.

Các bạn biết đấy nhà thơ Tế Hanh ra đi từ dòng sông và trở về với dòng sông, thơ của ông là cuộc trò chuyện thầm thì không dứt với con sông thân yêu của đời mình và chính ông cũng là một sông, một dòng sông bình dị và đầy xúc cảm. Ông thực không còn gì phải ân hận khi cuối cùng được hoá thân vào chính dòng sông thương thiết nhất đời mình: Dòng sông quê hương.

Tôi sẽ đến nơi tôi hằng mong ước.

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương.


8/7/09

Loa kèn trắng

Hẳn trong mỗi người chúng ta ai cũng đã một lần nhìn thấy những bông hoa loa kèn màu trắng muốt. Tuy nhiên ít ai biết được nguồn gốc của loài hoa này. Các bạn biết không sự tích về loài hoa này được xuất phát từ một câu chuyện cảm động giữa tấm lòng thuỷ chung, sự bao dung độ lượng của một người con gái có tên là Lily với người yêu của mình. Và để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của loài hoa này tôi xin kể lại câu chuyện cảm động trên như sau.
Chuyện bắt đầu từ rất lâu, tại một làng quê yên bình có hai người trẻ tuổi yêu nhau. Chàng trai tên Giắc và cô gái tên Lily. Một ngày nọ, chàng Giắc phải lên đường ra trận. Họ chia tay vô cùng bịn rịn. Chàng trai rút trái tim nóng bỏng của mình ra khỏi lồng trao cho người yêu.
- Em hãy giữ lấy nó, đợi anh về. Đi đánh trận thì không cần trái tim đâu.

Lily cất trái tim người yêu vào chiếc hộp quý bằng bạc rất đẹp. Ngày nào cô cũng ngồi bên nó và mong chờ chàng trai trở về. Ngày nào cô cũng nhìn xa xăm về hướng mà Giắc đã đi. Bao năm trôi qua, người cô yêu dấu vẫn bặt vô âm tín.
Một hôm, cha Lily nói với cô:
- Đã mười năm rồi con gái a.. Có lẽ con nên lấy chồng thôi. Chắc gì Giắc đã trở về. Trận mạc biết thế nào mà chờ.
Lily trả lời cha trong nước măt.
- Cha ơi , nhất định Giắc sẽ trở về với con vì chàng đã trao cho con trái tim cháy bỏng tình yêu cho con ròi. Trái tim chàng đng ở bên con. Làm sao con có thể lấy ai khác đươc.
Người cha chỉ biết lắc đầu buồn bã.
Lại mười năm nữa trôi qua. Những người lính cũng đã lần lượt trở về. Lily hỏi về Giắc nhưng chẳng ai biết gì. Một lần, em gái của Lily lựa lời nói với chị mình:
- Chắc anh ấy đã phải lòng cô gái nào khác và ở xa xôi nào đó rồi. Chị đừng mong ngóng nữa.
Lily không chịu nghe
Em ơi, làm sao chàng có thể yêu ai khác khi trái tim chàng đang ở chỗ chị. Không có trái tim thì yêu sao được?
Trên thực tế thì nhiều năm qua Giắc đã quen sống không có trái tim. Chàng chỉ quen đánh nhau, chém giết một cách vô cảm. Chiến tranh kết thúc, chàng tham gia vào một băng cướp, chuyên đi cướp bóc của cải. Một hôm, Giắc đã nhẫn tâm đuổi thủ lĩnh toán cướp đi để nắm quyền chỉ huy. Gã thủ lĩnh này rất uất ức nên quyết định tim về quê Giắc để nói cho người dân biết sự thật về con người vô ơn ấy. Qua bao nhiêu đường đất, cuối cùng gã thủ lĩnh cũng đến được làng quê Giắc. Người đầu tiên gã gặp là một bà già với nét mặt u sầu và đôi măt khắc khoải nỗi niềm. Gã bắt chuyện
- Bà có phải là người làng này không?
- Phải. Tôi là người làng này từ bé đến giờ.
- Bà có biết Giắc không?
Ôi, Giắc chính là người tôi mong đợi mỏi mòn suốt mấy năm qua. Tôi đã hỏi han khắp nơi mà không biết tin gì về anh ấy. Ông kể cho tôi đi! Gã thủ lĩnh thấy trong ánh mắt Lily vẫn đang rực cháy ngọn lửa tình yêu nên không nỡ nói ra sự thật xấu xa.
- Thì ra bà chính là người yêu của Giắc. Tôi rất tiếc vì phải báo cho bà một tin buồn. Giắc đã hi sinh trong một trận chiến rồi.... nhưng anh ấy chiến đấu dũng cảm và rất yêu bà và luôn nhắc đến bà.....
Lily đau đớn nghĩ thầm " Vậy là Giắc của mình đã ở dưới đất sâu..... Nhưng lại không có trái tim thì anh ấy sao nằm yên được? Mình phải đi tìm mộ anh ấy và trao lại cho anh ấy trái tim chan chứa tình yêu".
Rồi Lily ôm chiếc hộp quý mà bấy lâu bà vẫn cất giữ lên đường. Bà đi mãi, đi mãi, quên cả đói khát và mệt mỏi. Một mình tới những vùng đất xa lạ, vắng vẻ, bà cũng không quản ngại, có người khuyên không nên đi tiếp vì ở chốn rừng hoang vắng rất nguy hiểm có thể gặp bọn cướp, bà cũng không nghe...... Và rồi quả nhiên, Lily đã bị mấy tên cướp cướp mất chiếc hộp. Bà van xin chúng, kể với chúng về mối tình của mình, về trái tim mà bà đã gìn giữ bao nhiêu năm, về người yêu dũng cảm đã hi sinh của mình....... nhưng chúng chẳng hề động lòng. Chúng mang chiếc hộp về dâng cho thủ linh và thi nhau giễu cợt chuyện bà già mang chiếc hộp đựng trái tim người yêu để trao lại cho chàng.
Bất chợt, thủ lĩnh toán cướp giật mình và mở chiếc hộp ra. Hắn sững sờ và choáng váng khi nhận ra trái tim của chính mình. Trái tim bỗng cất lời:
- Nếu còn một chút tử tế, hãy đừng nói sự thật với Lily. Hãy để bà ấy tưởng rằng ngươi đã hi sinh anh dũng trong chiến đấu.
- Giắc vôi đậy chiếc hộp lại và ra lệnh cho bọn thủ hạ mang trả lại Lily. Hắn yêu cầu đàn em phải chỉ cho Lily một nấm mồ, coi như đó là mồ của hắn. Dọc đường, bọn tay chân bàn nhau bí mật giữ chiếc hộp bạc quý giá lại nhưng chúng vẫn tìm một nấm mồ và chỉ cho Lily. Lily tin đó là nơi Giắc yên nghĩ. Không còn trái tim để trao lại cho người yêu, cũng không nỡ bỏ đi khi người yêu nằm đó thiếu trái tim nên Lily quyết định lấy trái tim của chính mình vùi xuống nấm mồ.
Từ nơi ấy, một cây huệ Tây đã mọc lên. Hoa của nó màu trắng muốt, một màu trắng tinh khiết và toả sáng. Hương hoa thơm ngát, lan xa. Người ta gọi nó là hoa Lily, hay đơn giản là hoa Ly - Loài hoa tượng trưng cho tình yêu, lòng thuỷ chung và sự bao dung cao thượng.