Anh sẽ là dòng sông, để em là biển rộng. Anh sẽ là gió lộng, để em là mây bay. Anh sẽ là nắng mai, để em là hoa đỏ. Anh sẽ là Lối Nhỏ, để em bước vào đời.......
31/7/09
Tạm biệt tháng 7. 09
30/7/09
27/7/09
27 - 7 Nhớ người con gái Đất Đỏ
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tháng 7 trên khắp mọi miền đất nước nhỏ bé hình chữ S này những người con dân đất Việt đang sống trong thời buổi hoà bình ngày hôm nay luôn hướng về ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 trong sự tưởng nhớ thiêng liêng và thành kính.
Và trong nỗi niềm tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ, trong tôi lại hiện ra hình ảnh một người con gái miền đất đỏ đã chết cho mùa hoa Lêkima nở. Chị là Võ Thị Sáu, người con gái đất đỏ anh hùng trong tim luôn mang theo hình của nước.
Tôi còn nhớ một bài thơ trong chương trình tiểu học đã viết về chị như sau và hầu như những đứa trẻ cùng độ tuổi tôi hồi ấy chẳng ai là không thuộc mấy câu thơ ấy. Câu thơ nói lên sự sự dũng cảm, bình thản, yêu đời, yêu cuộc sống của người con gái miền đất đỏ trước lúc ra trường bắn.
Giặc đem ra trường bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc...
Trong một lần hoạt động cách mạng không may chị bị bắt. Địch bắt giam và dùng mọi cực hình tra tấn khiến chị nhiều lần chết đi sống lại nhưng không khai thác được gì từ chị. Không khuất phục được chị bọn thực dân Pháp đã đưa người con gái Đất Đỏ đó ra xét xử và kết án tử hình khi chị còn chưa đủ tuổi vị thành niên. Bọn chúng đã đày chị ra Côn Đảo để chờ ngày thi hành án nhằm che giấu tội ác.
Tại Côn Đảo chị được chi bộ Đảng của nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng vào năm 16 tuổi. Ngày 23/1/1952 (Sau 3 ngày chị được kết nạp) Bọn thực dân Pháp đưa chị ra pháp trường xử bắn. Trước lúc xử bắn chị yêu cầu không bịt mắt mà vẫn ung dung đón nhận bản án do thực dân Pháp dành cho mình.
Ngày nay, tại nghĩa trang Hàng Dương, dưới tán lá của cây Lêkima được đưa từ quê hương Đất Đỏ đưa đến trồng là mộ của người con gái Đất Đỏ. Chị Võ Thị Sáu
Và loài hoa Lêkima đã trở thành một biểu tượng nên thơ, hết sức đẹp mà cũng anh hùng về người con gái gắn liền với tên một loài hoa giản dị, loài hoa sinh thời mà chị yêu thích nay đã được đi vào thơ ca.
Và trong tiềm thức của mỗi con dân đất Việt thì chị Sáu đã trở thành mùa xuân bất tử.
22/7/09
Nhật thực
Thật là kỳ diệu tôi đã thấy mặt trăng dần dần nuốt mặt trời, bầu trời Hà Nội một lúc một tối đi từ lúc 7h30 đến hơn 8h. Một cảm giác rất đặc biệt không tả được thành lời tại vì đây là lần đầu tôi được nhìn thấy nhật thực. Vào lúc 8h11phút thì Hà Nội xem được nhât thực là lớn nhất 67,5%.
Rất tiếc do điều kiện còn khó khăn nên tôi chưa có máy ảnh, vì vậy tôi không chụp được bức ảnh về nhật thực nào cả. Thôi đành mượn tạm mấy tấm ảnh mà các bạn khác đã chụp được về nhật thực để làm tư liệu vậy.
21/7/09
Người hạnh phúc
Thông điệp từ một cuốn hồi ký
Cuốn sách này là hồi ức của người cha - đại tá Lê Hải Triều - viết về những giây phút cuối cùng mà anh và gia đình cố gắng chống chọi với số mệnh để giành lại đứa con trai thân yêu với thần chết.
Nội dung cuốn sách là cuộc đấu tranh âm thầm mà cam go giữa sự sống và cái chết của cậu bé Lê Viên Hải Nguyên. Nguyên bị ung thư máu, căn bệnh cho tới bây giờ thế giới vẫn bó tay. Từ khi phát hiện bệnh cho tới lúc ra đi, chỉ vỏn vẹn có hơn 1 tháng . Trong hơn một tháng ấy thời gian bị chia nhỏ tới từng phút từng giây với nỗ lực không mệt mỏi của chính cậu và những người thân trong gia đình để giành lấy sự sống cho cậu. Dẫu biết rằng số mệnh là không thể thay đổi, đành rằng ai cũng có một ngày phải ra đi mãi mãi nhưng mà vẫn có một cái gì đấy chua xót , đắng cay trong trường hợp thế này. Nguyên mới 16 tuổi, cái tuổi ấp ủ bao ước mơ, hoài bão tốt đẹp cho tương lai của mình và ai cũng có quyền thực hiện những điều tốt đẹp đó. Nhưng đối với cậu, cậu đã không được thực hiện những quyền tốt đẹp đó, cậu ấy đã ra đi một cách vội vàng, để lại bao thương đau cho người thân và gia gia đình. Đối với Nguyên câu ấy đã có một nghị lực phi thường để bình thản đối diện trước cái chết.
Dưới đây tôi xin trích cuộc trò chuyện ngắn ngủi vào những giây phút cuối cùng trên cõi đời của Nguyên với Hương người chị gái thân yêu của mình.
- Sống mới khó, chết thì khó gì?
- Hương tưởng chết mà dễ à? Đợi mãi mới được một cơ hội. Tối qua mấy lần em thiếp đi rồi, tự nhiên em tỉnh lại, em lại cố thở để gặp Hương đấy... Hương nói với bố mẹ, khi em đi đừng có đau buồn, đừng khóc nhé!
- Chị sẽ nói với bố mẹ. Mày sang bên ấy có cả chú Cào, cả em Phong nữa.
- Em cũng muốn xem mặt chú Cào thế nào! Từ nay có hai người phù hộ cho Hương là chú Cào và cả em nữa.
- Chị hứa với mày là khi kiếm được tiền sẽ mua cho mày một cái quần bò. Nay đã có tiền mà chưa mua được. Chị sẽ gửi sau vậy. Có nhắn gì với các bạn không?...
- Hương nói với bố mẹ đừng đưa em lên chùa. Ở chùa buồn lắm! Cho em ở nhà với bố mẹ với Hương!
- Chị sẽ nói lại với bố mẹ.
- Hương bảo bố đừng quá đau buồn. Bố mà đổ là cả nhà mình sụp đấy.
- Chị mà thay mày được thì chị sẵn sàng.
- Sức như Hương chịu được mấy cơn sốt của em... Hương nhớ thỉnh thoảng viết thư cho em nhé. Cứ để lên bàn thờ thắp hương là em nhận được...".
Các bạn biết không có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là tôi đã đọc được cuốn sách này vào đúng ngày sinh nhật của cậu ấy ngày 21/7/2009. Đấy cũng chính là một lý do để tôi có một ấn tượng sâu sắc về cuốn sách này. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là lý do chính, mà lý do chính là tôi đã bị cảm động trước cuộc tâm sự đầy nước mắt lẫn thương đau giữa Nguyên và bố mẹ cậu ấy trước lúc gần đi về cõi vĩnh hằng.
"... Bố thương con lắm Nguyên ơi! Giá như bố thay được con thì bố làm ngay.
- Bố ơi! Số con nó thế. Bố thay con thì con sống làm sao? Lấy gì mà ăn?
- Nguyên ơi! Bố sắp tuột mất con rồi.
- Bố! Đừng quá đau buồn nữa. Số con nó thế bố ạ! Khi con đi bố không được khóc. Bố hứa với con đi.
- Bố hứa! Bố hứa!
- Mẹ Nhân nói với Nguyên:
- Con ở với bố mẹ được mười sáu năm nhưng bố mẹ rất tự hào về con. Một đứa con ngoan, học giỏi, hiếu thảo, chưa bao giờ làm bố mẹ phật lòng. Những ngày qua, bố mẹ biết con đã nén chịu đau đớn để bố mẹ không buồn. Ai cũng khen con có nghị lực, con chẳng làm phiền lòng ai.
... Uống nước đi con! Để con đi không phải khát. Ngày sinh nhật hàng năm bố mẹ vẫn tổ chức cho con. Con hãy về nhà mình nhé, nhà mở cửa có đèn thì con cứ vào. Hàng năm, nghỉ mát, đi tham quan, bố mẹ thắp hương mời con về cùng đi nhé. Nhớ không con?
- Nguyên gật đầu...
Bố Triều, mẹ Nhân, chị Hương.... lòng dạ nát tan.
...Nguyên ơi! Con đừng đi. Trước kia bố mong con sống được hàng năm. Bây giờ bố mong con sống được một ngày mà khó quá con ơi! Ðừng bỏ bố mẹ mà đi, con đi thì yên phận con, nhưng còn để lại sự trống vắng cho cả gia đình, không gì bù đắp được. Bố mẹ, chị Hương mãi mãi không quên được con đâu, con ơi! Sao ông trời bất công thế, lại cướp con tôi đi. Con tôi có tội gì đâu, hiền lành, ngoan ngoãn, hiếu thảo, quan tâm đến mọi người, không làm điều gì phật lòng người khác. Thế mà...."
Đó là những lời trò chuyện và tâm sự cuối cùng của Nguyên và bố mẹ của cậu ấy. Cậu ấy đã ra đi lúc 19h02 phút ngày 8/6/2005, tức ngày 2/5 năm Ất Dậu.
20/7/09
Thương lắm Hà Nội ơi !
Dưới đây là một số hình ảnh Hà Nội của chúng ta trong ngày đầu tuần do các phóng viên của báo Viêtnamnet và Dântrí ghi lại được.
Kết: Không biết bao giờ Hà Nội của chúng ta hết cảnh như trên. Thật kinh khủng!
17/7/09
Nhớ con sông quê hương
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông ấm áp
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.
Sông của quê hương, sông cuả tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre rúi rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi túm năm tụm bảy
Bầy chim non bay lượn trên sông
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
Chúng tôi lớn lên mỗi nggười một ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến.
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông...
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biếc
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy vào lòng tôi như suối tưới.
Quê hương ơi, lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ đến nơi tôi hằng mong ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.
Nhà thơ Tế Hanh tác giả của bài thơ trên đã qua đời lúc 12h trưa ngày 16/7/2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.Ông tên thật là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, quê làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh quảng Ngãi. Ông đã có câu thơ diễn tả hết "lý lịch" của làng Đông Yên quê mình.
Nứơc bao vây cách biển nửa ngày sông"
Mỗi khi nhắc đến ông là người ta lại nhớ đến những bài thơ tinh tế và giàu cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt là bài thơ Nhớ con sông quê hương, bài thơ đã được đưa vào chương trình học phổ thông.
Các bạn biết đấy nhà thơ Tế Hanh ra đi từ dòng sông và trở về với dòng sông, thơ của ông là cuộc trò chuyện thầm thì không dứt với con sông thân yêu của đời mình và chính ông cũng là một sông, một dòng sông bình dị và đầy xúc cảm. Ông thực không còn gì phải ân hận khi cuối cùng được hoá thân vào chính dòng sông thương thiết nhất đời mình: Dòng sông quê hương.
Tôi sẽ đến nơi tôi hằng mong ước.
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.
8/7/09
Loa kèn trắng
- Em hãy giữ lấy nó, đợi anh về. Đi đánh trận thì không cần trái tim đâu.
Một hôm, cha Lily nói với cô:
- Đã mười năm rồi con gái a.. Có lẽ con nên lấy chồng thôi. Chắc gì Giắc đã trở về. Trận mạc biết thế nào mà chờ.
Lily trả lời cha trong nước măt.
- Cha ơi , nhất định Giắc sẽ trở về với con vì chàng đã trao cho con trái tim cháy bỏng tình yêu cho con ròi. Trái tim chàng đng ở bên con. Làm sao con có thể lấy ai khác đươc.
Người cha chỉ biết lắc đầu buồn bã.
Lại mười năm nữa trôi qua. Những người lính cũng đã lần lượt trở về. Lily hỏi về Giắc nhưng chẳng ai biết gì. Một lần, em gái của Lily lựa lời nói với chị mình:
- Chắc anh ấy đã phải lòng cô gái nào khác và ở xa xôi nào đó rồi. Chị đừng mong ngóng nữa.
Lily không chịu nghe
- Bà có phải là người làng này không?
- Phải. Tôi là người làng này từ bé đến giờ.
- Bà có biết Giắc không?
Ôi, Giắc chính là người tôi mong đợi mỏi mòn suốt mấy năm qua. Tôi đã hỏi han khắp nơi mà không biết tin gì về anh ấy. Ông kể cho tôi đi! Gã thủ lĩnh thấy trong ánh mắt Lily vẫn đang rực cháy ngọn lửa tình yêu nên không nỡ nói ra sự thật xấu xa.
- Thì ra bà chính là người yêu của Giắc. Tôi rất tiếc vì phải báo cho bà một tin buồn. Giắc đã hi sinh trong một trận chiến rồi.... nhưng anh ấy chiến đấu dũng cảm và rất yêu bà và luôn nhắc đến bà.....
Lily đau đớn nghĩ thầm " Vậy là Giắc của mình đã ở dưới đất sâu..... Nhưng lại không có trái tim thì anh ấy sao nằm yên được? Mình phải đi tìm mộ anh ấy và trao lại cho anh ấy trái tim chan chứa tình yêu".
- Nếu còn một chút tử tế, hãy đừng nói sự thật với Lily. Hãy để bà ấy tưởng rằng ngươi đã hi sinh anh dũng trong chiến đấu.
- Giắc vôi đậy chiếc hộp lại và ra lệnh cho bọn thủ hạ mang trả lại Lily. Hắn yêu cầu đàn em phải chỉ cho Lily một nấm mồ, coi như đó là mồ của hắn. Dọc đường, bọn tay chân bàn nhau bí mật giữ chiếc hộp bạc quý giá lại nhưng chúng vẫn tìm một nấm mồ và chỉ cho Lily. Lily tin đó là nơi Giắc yên nghĩ. Không còn trái tim để trao lại cho người yêu, cũng không nỡ bỏ đi khi người yêu nằm đó thiếu trái tim nên Lily quyết định lấy trái tim của chính mình vùi xuống nấm mồ.
Từ nơi ấy, một cây huệ Tây đã mọc lên. Hoa của nó màu trắng muốt, một màu trắng tinh khiết và toả sáng. Hương hoa thơm ngát, lan xa. Người ta gọi nó là hoa Lily, hay đơn giản là hoa Ly - Loài hoa tượng trưng cho tình yêu, lòng thuỷ chung và sự bao dung cao thượng.